CÁCH HOẠT ĐỘNG VÀ NUÔI LẠI KEFIR NƯỚC LÂU DÀI
Kefir của muahangvietmy là loại giống to nở to, với lượng nhỏ như hình là đã có thể đủ làm đến ba bốn người uống. Sau hai tuần đến một tháng thì nó sẽ sinh đẻ rất nhiều.
Có hai giai đoạn để nuôi loại kefir:
Giai đoạn 1 (giai đoạn kích hoạt)
Cho 2,5 muỗng canh đầy đường mía vào khuấy tan trong 400 ml nước. Đổ hết gói kefir vào. Lấy vải bịt miệng bình lại, không đậy nắp kín cho kefir còn thở. Để kefir ở chỗ yên tĩnh và ấm 8- 24 tiếng bên ngoài, không bỏ tủ lạnh.
Không bỏ phòng điều hoà vì kefir chỉ lên men tốt ở nhiệt độ ấm, nếu trời lạnh thì ủ trong thùng xốp, đặt chai kefir trong chậu nước ấm rồi bỏ thùng xốp. Không để gần phòng wifi hay gần lò visong. Sau đó đem lọc bỏ cái nước đường đó đi, không uống. Vì nước này là thời gian kefir nó phục hồi và lấy lại sức khoẻ sau một chuyến đi dài từ châu Mỹ về tới châu Á.
Nếu cất giữ kefir thời gian lâu không làm như trữ đông trong tủ lạnh, hay mua giống… thì đều cần giai đoạn phục hồi để tái hoạt động lại.
Giai đoạn 2 (nuôi dưỡng Kefir)
Cho khoảng 800-1lit nước với 5-8 muỗng canh đầy đường mía khuấy đều rồi đổ kefir đã lọc và rửa sạch vào, miễn sao nếm thấy ngọt vừa là được. Cắt lát mỏng một trái chuối chín thêm vào. Bịt miệng bình bằng vải. Để nơi yên tĩnh và ấm. Sau hai ngày đến ba ngày có khi lâu hơn (tuỳ khí hậu và độ ngọt của đường, nếu trời lạnh và ngọt nhiều sẽ lâu lên men hơn) thì kefir sẽ bắt đầu có lớp bọt khí trên mặt, dùng đũa quậy nhẹ lên sẽ thấy khí gas rất nhiều và chua nhẹ. Hoặc quan sát miếng chuối mà có bọt khí xung quanh và nó nổi lên là đc.
Lúc này có thể lọc nước ra và uống được rồi. (Nước kefir có thể trộn thêm với nước trái cây hay trái cây xắt lát mỏng để ngoài vài tiếng uống ngon như bia trái cây)
Nếu thấy kefir bị nổi màng trắng đục trên mặt nước là đường đó không hợp hoặc nhiệt độ quá lạnh. Khi thấy vậy thì đem kefir rửa sạch dưới vòi nước nước lọc để bắt đầu làm mẻ mới.
Sau khoảng ba bốn lần nuôi nước đường thì có thể bắt đầu nuôi bằng nước dừa và nước mía, nước trái cây ngọt, hoặc nước đường và thêm vào những lát trái cây (hoặc thêm chuối vì chuối cho hương vị ngon). Nhớ là chỉ nuôi bằng nước dừa sau 3 lần nuôi qua nước đường thô trước đã nha.
Càng về sau kefir sẽ càng sinh đẻ ra nhiều. Nếu không nuôi trái cây trực tiếp thì kefir sau khi lọc bạn có thể cho thêm trái cây vào để ngoài mấy tiếng rồi uống rất ngon, hoặc cho vào nước ép rau hay nước ép trái cây. Với nước ép trái cây thì nhớ để mấy tiếng cho nó lên men bớt ngọt.
Một kinh nghiệm với quế Ceylon là kefir mà nuôi chung với quế thì nó khó sinh sản nên bạn cần xay quế thành bột mịn. Mỗi lần thu hoạch được nước kefir đã lên men thì chưa nên uống vội mà cho thêm tí bột quế vào nước f1 đó với giã tí gừng cho vào kefir. Nhớ để ngoài thêm vài tiếng rồi cất tủ lạnh dùng dần. Vậy là đã có kefir vị quế gừng ngon. Quế Ceylon có vỏ mỏng hơn, màu nhạt hơn, cuộn thành nhiều lớp bên trong và vị dịu nhẹ thơm như mùi sả, mùi chanh… nói chung là rất thơm ngon. Bạn có thể ngâm kefir, nó làm kefir thơm hơn và nhiều dinh dưỡng.
Hoặc nếu bạn muốn làm kefir vị dâu thì lấy 1 lít nước kefir đã thu hoạch, cho vào 10 quả dâu tây to, xay mịn với vitamin là có nước kefir dâu tây siêu ngon. Để ngoài vài tiếng cho lên men rồi cất tủ lạnh dùng dần. Có thể thay với dưa lê để có vị dưa lê.
TIPS: mỗi lần đi xa không làm thì bỏ nước đường mới và con giống trong tủ lạnh. Khi nào về thì lấy ra để ngoài lại bình thường. Còn nếu không làm nữa thì lọc kefir ra cất trữ tủ đông, khi nào muốn làm lại thì lôi ra phục hồi như hướng dẫn trên.